Advertisement
Scroll to top
Read Time: 7 min

() translation by (you can also view the original English article)

Giới thiệu

Nếu bạn là người yêu thích những bộ phim như: Câu chuyện đồ chơi, Bí kíp luyện rồng, Chiến tranh giữa các vì sao, Biệt đội báo thù hay bất cứ phim nào có hiệu ứng hình ảnh bắt mắt thì chắc hẳn bạn đã gặp từ này rất nhiều lần. Đó là CGI.

CGI

CGI là viết tắt của "Computer Generated Imagery" (tạm dịch: công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính). Đó là những ứng dụng nhằm tạo nên kỹ xảo hình ảnh bạn thường thấy trong phim, trò chơi điện tử hay quảng cáo trên tivi.

Nói cho đơn giản, CGI là kỹ xảo hình ảnh bằng máy tính. Không chỉ phục vụ trong ngành giải trí, CGI còn được áp dụng trong các nghiên cứu khoa học, kiến trúc hiện đại hay trong các nghiên cứu y học và cơ khí. Tuy nhiên CGI được biết đến nhiều nhất thông qua các ứng dụng trong phim ảnh.

Bài hướng dẫn này dựa trên trò chơi Angry Birds của Moises Perez, một trong những ví dụ điển hình dùng CGI.

Hoạt hình CGI

Hoạt hình CGI là quá trình sử dụng nhiều phần mềm nhằm tạo ra các chuyển động hoạt hình, 2D hay 3D, và kỹ xảo hình ảnh cho phim.

Vật thể 3D được xây dựng và biểu diễn bằng cách sử dụng các công cụ như Maya, 3ds Max, Cinema 4D, After Effects, Toon Boom và Blender. Để biết chi tiết toàn bộ quy trình hoạt hình CGI, mời các bạn xem loạt hướng dẫn "Hoạt hình cho người mới bắt đầu" của Pilar Newton.

Ứng dụng CGI

CGI thường được sử dụng trong phim dưới dạng hiệu ứng hình ảnh. Hiệu ứng hình ảnh là tên gọi khi các thành phần CGI (dưới dạng 2D hay 3D) được kết hợp lại cùng với những đoạn phim để tạo nên những cảnh hoàn chỉnh. Bạn chắc còn nhớ đến những thước phim tuyệt đẹp trong phim "Công viên khủng long" chứ. Những chú khủng long được tạo hình bằng máy tính và kết hợp cùng với những cảnh được quay trực tiếp.

Hình dưới đây là một cảnh trong phim "Công viên khủng long". Nam diễn viên chỉ đang diễn bằng cách tưởng tượng có những chú khủng long trước mặt mình.

BeforeBeforeBefore
Trước

Đây là cảnh hoàn chỉnh khi những chú khủng long CGI được kết hợp cùng phim quay trực tiếp.

AfterAfterAfter
Sau

CGI được sử dụng rất phổ biến trong đồ họa chuyển động. Bạn thường thấy đồ họa chuyển động trên tivi qua các kênh âm nhạc, giải trí hay tin tức.

Số kênh, chuyển động logo hay cảnh mở đầu kênh được dựng bằng After Effects, Cinema 4D, 3ds Max hay những phần mềm CG khác. Bạn có thể tìm thấy hơn 24,000 hiệu ứng đồ họa chuyển động trên các nguồn như Video Hive.

Sự phát triển của CGI

Bạn có thể đã xem bộ phim King Kong (1993). Trong đó có cảnh King Kong bị bắn được tạo dựng bằng kỹ thuật stop motion. Bạn sẽ thấy sự khác biệt to lớn khi so sánh nó với bộ phim King Kong của Peter Jackson (2005). Trong phiên bản mới hơn này, không còn hiệu ứng stop motion nữa. Thay vào đó, CGI được sử dụng để tạo hình King Kong và những chú khủng long.

Bằng cách này, King Kong và những chú khủng long trở nên thật hơn, thay vì chỉ sử dụng mô hình bằng nhựa như trong phim King Kong cũ. Chỉ có CGI mới làm cho những bộ phim tuyệt vời hơn theo thời gian mà thôi, và càng ngày chúng ta càng không thể phân biệt được thật và giả nữa rồi.

Hãy nghĩ đến CGI mỗi khi bạn bàn về những người máy hùng mạnh trong phim "Người máy biến hình" của Michael Bay hay những cảnh tuyệt đẹp trong phim "Avatar" của James Cameron.

CGI không chỉ cải thiện những trải nghiệm hình ảnh mà còn giảm thiểu những rủi ro khi quay phim. Bạn hãy xem video hướng dẫn này nói về hiệu ứng đũa thần của Harry Potter, và thấy rằng CGI đã giảm thiểu rất nhiều rủi ro nếu quay cảnh này với lửa và pháo thật.

1933s King Kong vs 2005s King Kong1933s King Kong vs 2005s King Kong1933s King Kong vs 2005s King Kong
King Kong phiên bản 1993 và 2005

Quy trình thực hiện CGI

Quy trình tạo dựng các thành phần CGI bắt đầu bằng giai đoạn tiền sản xuất. Đầu tiên, người ta phải thiết kế bản thảo mô hình cho CGI. Để biết thêm chi tiết về quy trình thiết kế, bạn hãy xem qua khóa học "Thiết kế hình ảnh số: từ căn bản đến nâng cao" của Kirk Nelson nhé.

Khi bản thiết kế đã hoàn tất, người ta sẽ dùng phần mềm 3D để xây dựng mô hình. Sau đó là tới phần ráp xương và diễn hoạt hình. Bạn hãy xem qua loạt hướng dẫn "Tạo dựng nhân vật trò chơi: Kila" của Antony Ward, để biết thêm chi tiết về cách tạo mô hình 3D, ráp xương và diễn hoạt hình nhé. Trong giai đoạn hậu kỳ, mô hình 3D sẽ được kết hợp cùng với những cảnh quay thật.

Sức ảnh hưởng của CGI

Trong khi hầu hết những kỹ xảo hình ảnh trước những năm 90 được xây dựng bằng kĩ thuật stop motion hay diễn viên hóa trang, thì "Công viên khủng long" (1993) là phim đầu tiên sử dụng công nghệ CGI ở quy mô to lớn.

Đây được xem là bộ phim đầu tiên tạo nên những nhân vật rất chân thật bằng công nghệ CGI. "Câu chuyện đồ chơi" (1995) được xem là bộ phim hoạt hình dài đầu tiên. Ngày nay, CGI đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành công nghiệp điện ảnh. Công nghệ CGI được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong hầu như tất cả các phim, từ "Avatar" của Spielberg đến "Người máy biến hình" của Michael Bay hay tạo hình nhân vật Arnold trẻ trong phim "Kẻ hủy diệt: Thời đại Genisys".

Không chỉ có điện ảnh, quảng cáo trên tivi cũng sử dụng CGI để tạo ra những đoạn phim chất lượng cao và chân thực. CGI hiện diện khắp mọi nơi, trong cả quảng cáo xà phòng hay điện thoại. Bạn hãy xem loạt video hướng dẫn nói về "Sản xuất quảng cáo: laptop chơi game Razer Blade" để biết thêm về cách CGI được áp dụng trong ngành này nhé.

Real vs CGI ArnoldReal vs CGI ArnoldReal vs CGI Arnold
Arnold thật và Arnold CGI

Tương lai của CGI

Ngày nay, CGI là một yếu tố không thể thiếu trong ngành công nghiệp phim ảnh. Nhờ có CGI, ranh giới giữa thật và ảo đã được xóa nhòa. CGI là vị cứu tinh duy nhất cho bộ phim "Quá nhanh quá nguy phần 7" khi mà nam diễn viên Paul Walker không may qua đời. Cảnh chưa quay của anh đã được tái tạo chân thực bằng CGI.

Cách thức tương tự cũng đã được áp dụng trong những cảnh cuối của phim "Trò chơi sinh tử" để đưa hình ảnh nam diễn viên Philip Seymour Hoffman hồi sinh. Bạn hãy tham khảo bài hướng dẫn từng bước cách tạo ảnh chân thực nhân vật "Người đàn ông thép" của Sheridan Johns để biết thêm chi tiết nhé.


Lời kết

Với sự phát triển của công nghệ và cơ hội tiếp cận miễn phí tới những công cụ mã nguồn mở như Blender và GIMP, những họa sĩ độc lập hay nhà sản xuất nhỏ đã có thể tạo nên những nội dung CGI mà không cần quay cảnh thật với diễn viên, hệ thống ánh sáng và những dụng cụ đắt tiền.

Sử dụng CGI cũng góp phần to lớn trong việc giảm thiểu những rủi ro khi quay phim. CGI đã trở thành một phần không thể thiếu đặc biệt trong ngành công nghiệp điện ảnh, và sẽ còn tồn tại mãi với thời gian. Và do đó, CGI là tương lai của chúng ta.

Advertisement
Did you find this post useful?
Want a weekly email summary?
Subscribe below and we’ll send you a weekly email summary of all new 3D & Motion Graphics tutorials. Never miss out on learning about the next big thing.
Advertisement
Looking for something to help kick start your next project?
Envato Market has a range of items for sale to help get you started.